Lịch sử Khánh Băng
Họ và tên: Phạm Văn Minh.Nhạc phẩm nổi tiếng "sầu đông"
9-02-2005 nhạc sĩ Khánh Băng đã từ trần tại nhà riêng ở đường Chu Văn An, Q Bình Thạnh,Tp.HCM
Báo Thanh Niên, dẫn lời người nhà của cố nhạc sĩ Khánh Băng kể lại: “Sáng Mùng Một Tết ông còn nói cười vui vẻ, ăn bánh mứt và nhận lời chúc Tết của con cháu. Đến trưa ông kêu mệt, đi nằm và rồi đi luôn vào cõi vĩnh hằng lúc 4 giờ 30 cùng ngày. Hưởng thọ 67 tuổi. Ngày Tết, hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí đều không làm việc nên việc thông tin về sự ra đi của ông có phần trở ngại. Thi hài ông được gia đình đưa về an táng tại quê nhà Vũng Tàu vào ngày Mùng 4 Tết, cũng chỉ có gia đình và một vài văn nghệ sĩ thân thiết đã từng gắn bó với ông từ ngày xưa...”
Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng là tên của 2 cô bé bạn học từ bậc... tiểu học ghép lại (một người tên Khanh còn người kia tên Băng, cậu học trò Minh thêm vào một cái dấu sắc và mang tên này suốt đời).
Ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Khánh Băng được phổ biến là bài “Nụ Cười Thơ Ngây” lần đầu tiên Đài Phát Thanh Sài Gòn phát, ca sĩ Minh Trang và Anh Ngọc song ca. Bốn chục năm sau, trả lời phỏng vấn báo chí trong nước,nhạc sĩ còn nhớ ngày phát thanh này là "Thứ Ba 15 Tháng Ba năm 1953".
Được nhạc sĩ Võ Đức Thu hướng dẫn và nâng đỡ, Khánh Băng khởi đầu sự nghiệp ca nhạc với cây đàn mandoline và thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát Thanh Sài Gòn năm 1954, sau đó ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ở Đài Pháp-Á.
Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài biểu diễn, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc, tiêu biểu như: Vọng ngày xanh, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi, Nếu một ngày, Đôi ngả chia ly, Nếu có nhớ đến... riêng bản Sầu Đông ông còn đặt cả lời Pháp với tựa đề Johnny Mon Amour. Khoảng thời gian trước khi bị mù (từ 1991-1996), ông sáng tác được chừng 100 ca khúc, trong đó có những bài khá phổ biến như: Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách miền Nam