Lịch sử Hồng Ân

Gọi là một gương mặt mới xuất hiện, nhưng thật ra Hồng Ân đã đi hát từ

7 năm qua. Xuất thân từ ca đoàn nhà thờ Kỳ Đồng, anh tên thật là Nguyễn

Hồng Ân, đã từng trình làng một album nhạc trẻ mang tựa đề Cho người tình xa, cách đây ba năm.
Tập nhạc đầu tay này gồm các ca khúc của các tác giả Hồng

Xương Long, Viết Duy, Vũ Quốc Việt và một số bản nhạc Pháp lời Việt, ăn

khách những năm 70 (Sylvie Vartan, Christophe). Phần đặt ca từ ở đây do

Tăng Hữu Tâm chuyển dịch nên rất khác với lời của tác giả Phạm Duy. Bài

Oh mon amour  được dịch thành Mãi xa tình ơi thay vì Tình yêu ôi tình yêu.Hồng Ân thử sức với dòng nhạc Ngô Thụy Miên.Album Cho người tình xa đã

không để lại nhiều ấn tượng. Hồng Ân trăn trở đi tìm cho mình một hướng

đi khác. Trong tập nhạc thứ nhì, anh chọn dòng nhạc của Ngô Thụy Miên. 

Tuyển tập này gồm 9 ca khúc, hầu hết đều là những bài rất nổi tiếng : Mắt biếc, Áo lụa Hà Đông, Mùa thu cho em, Riêng một góc trời...Nhờ

một chất giọng trung trầm, nồng ấm khi anh hát khe khẽ thì thầm, nhưng

ở những nốt cao giọng ca vẫn êm thấm, Hồng Ân thoát ra được khỏi bóng

cây đại thụ của các nghệ sĩ đàn anh (Sĩ Phú, Tuấn Ngọc) đã từng thành

công với dòng nhạc Ngô Thụy Miên. Trong bài Niệm khúc cuối, lối

ngắt câu nhả chữ nhè nhẹ đầy khoảng cách im lặng, ăn khớp với cách diễn

đạt phá cách của ca sĩ Thu Minh, có nhiều đoạn cuối câu, luyến láy theo

kiểu phát âm Anh-Mỹ, nhiều hơn là tiếng Việt. Nếu

có thử nghiệm, thì Hồng Ân dựa nhiều vào lối hoà âm. Tuy nhiên không

phải bài nào cũng đạt. Cách phối khí điện tử với những âm thanh ‘‘hiện

đại’’ đôi khi bị phản tác dụng, nhịp điệu tiết tấu trong bài Áo lụa Hà Đông bỗng dưng quá chậm, Tháng sáu trời mưa phút chốc quá nhanh. Đổi lại, trong một số ca khúc, giọng ca biểu cảm của Hồng Ân tạo được cảm giác sâu lắng. Giai điệu Bản tình cuối được hoà đệm bằng tiếng đàn dương cầm day dứt miên man. Nốt nhẹ bỗng nhiên thoáng buồn, cung trầm sao lắm tơ vương.